Trong phương pháp Scrum, vào mỗi ngày trong một sprint, team đều tổ chức các cuộc họp hàng ngày, gọi là “daily scrum”. Cuộc họp thường tổ chức vào cùng 1 thời gian và địa điểm. Tốt nhất là cuộc họp nên diễn ra vào buổi sáng để định hình các công việc cần làm trong ngày. Mỗi cuộc họp kéo dài tối đa 15 phút, điều này giúp mọi thứ diễn ra nhanh chóng và gọn gàng.

Có một câu chuyện cười về một con gà và một con heo mô tả sự khác biệt giữa commitment và involvement

Phương pháp Scrum cấp phát một đặc quyền cho những ai đã hoàn thành công việc đã cam kết, nhiều team thực thi nguyên tắc chỉ cho phép những ai hoàn tất công việc mới được quyền nói trong cuộc họp daily scrum.

Team và Scrum Master có được xác nhận là hoàn tất công việc hay không sẽ dựa vào đánh giá của mọi người xung quanh. Có một vài ý kiến khác nhau về việc product owner có phải là một thành viên của team hay không. Quan điểm của tôi là phải xem product owner là một thành viên không tách rời của dự án (và cũng nên cư xử như một thành viên).

Tất cả các thành viên đều bắt buộc tham dự cuộc họp này. Vì Scrum Master và Product owner đều là các thành viên của dự án, họ cũng phải tham gia. Ngoài ra, những người khác (ví dụ như Phó giám đốc — VP, nhân viên kinh doanh hoặc thành viên của các dự án khác) cũng có thể tham dự, nhưng chỉ nghe. Nó làm cho cuộc họp trở thành một phương pháp hoàn hảo cho việc trao đổi thông tin trong team. Nếu bạn quan tâm đến diễn biến công việc thì nên tham gia cuộc họp.

Cuộc họp daily scrum không được dùng để nêu và giải quyết vấn đề hay là một cuộc họp giải quyết một vụ việc nào đó. Các vấn đề đó nên được nêu lên ngoài cuộc họp và thường sẽ được diễn ra ngay sau cuộc họp với chỉ những người có liên quan. Trong daily scrum, mỗi thành viên phải trả lời 3 câu hỏi sau:

  1. Đã làm gì vào hôm qua?
  2. Sẽ làm gì hôm nay?
  3. Cái gì đang cản trở công việc?

Bằng cách tập trung vào những thứ mà mỗi thành viên đã làm hôm qua và sẽ làm hôm nay, team sẽ biết rõ việc gì đã xong, việc gì còn tồn đọng. Cuộc họp daily scrum không phải là một cuộc họp cập nhật tình hình mà sếp sẽ xem ai đang làm chậm kế hoạch. Mà đó chính là một cuộc họp bình đẳng giữa các thành viên để đánh giá mức độ hoàn thành lẫn nhau.

Daily scrum

Nếu một lập trình viên đứng dậy và nói: “Hôm nay tôi sẽ hoàn thành module lưu dữ liệu”, mọi người đều biết ngày mai trong cuộc họp anh ấy sẽ nói anh ấy đã hoàn thành nó hay chưa. Nó tạo nên một tác dụng tuyệt vời giúp team nhận ra ý nghĩa của những lời hứa, và rằng lời hứa của họ là một dạng khác, không phải xa xôi như của khách hàng hay của nhân viên kinh doanh.

Bất kỳ rào cản nào được nêu lên trong cuộc họp cũng đều trở thành trách nhiệm của Scrum Master để giải quyết nó nhanh nhất có thể. Các dạng rào cản thường là:

  • Cái ___ của tôi đã bị hư và tôi cần một cái mới hôm nay.
  • Tôi vẫn chưa có được phần mềm mà tôi yêu cầu mua cách đây một tháng.
  • Tôi cần sự giúp đỡ để giải quyết khó khăn ở vấn đề _____.
  • Tôi đang gắng sức học ____ và muốn có bạn học chung cũng đang quan tâm về nó.
  • Tôi không thể liên lạc được với đội ngũ hỗ trợ của bên bán hàng.
  • Đối tác mới của chúng ta không thể bắt đầu vì không có ai ở đây để ký hợp đồng với cô ta.
  • Phó giám đốc yêu cầu tôi làm một việc khác trong một hoặc hai ngày.

Nếu Scrum Master không thể loại bỏ các rào cản này bằng chính anh ta (ví dụ thông thường là các vấn đề về kỹ thuật), anh ấy vẫn phải có trách nhiệm đảm bảo rằng ai đó trong team phải giải quyết vấn đề đó thật nhanh.

Phần lớn team thành thời gian trong daily scrum để cho mỗi thành viên trả lời 3 câu hỏi ở trên. Bạn trả lời ba câu đó, đến người tiếp theo, rồi tiếp theo. Một cách làm khác cũng hay được dùng trong một số team là nói về từng item trong product backlog. Bằng cách đó, một cá nhân có thể nói nhiều lần trong cùng một cuộc họp (từ item này sang item khác nếu item đó có liên quan đến anh/cô ta).

Nguồn longnguyen.site, mountaingoatsoftware.com

Trả lời