Bạn là người mới biết đến quản lí dự án hoặc chỉ đơn giản là muốn tìm hiểu về phương thức quản lý Agile? 10 câu hỏi và trả lời dưới đây sẽ đem lại đầy đủ những thông tin cơ bản mà bạn cần biết.

Nếu bạn mới biết đến quản lí dự án và phương pháp Agile, 10 câu hỏi và trả lời dưới đây sẽ chuẩn bị cho bạn những kiến thức cơ bản để bắt đầu. Và nếu bạn là một người kì cựu trong mảng quản lí dự án, những câu hỏi về phương pháp linh hoạt này là một cách tốt để gợi nhớ lại những kiến thức cho bạn.

Agile là gì?

Agile là một phương pháp quản lý dự án sử dụng các chu kỳ phát triển ngắn gọi là các sprint (nước rút) để tập trung vào việc cải tiến liên tục để phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Agile đã xuất hiện được bao lâu rồi?

Mặc dù các phương pháp phát triển phần mềm đã gia tăng từ năm 1957, nhưng phải cho tới những thập niên 70 “Agile” mới lần đầu tiên được bàn luận sâu hơn bởi William Royce, người đã xuất bản một bài báo về việc phát triển các hệ thống phần mềm lớn. Sau này tới năm 2001, bản tuyên ngôn của Agile, “Tuyên bố chính thức bốn giá trị quan trọng và 12 nguyên tắc hướng dẫn cách tiếp cận lặp đi lặp lại và tập trung vào con người để phát triển phần mềm”, đã được 17 nhà phát triển phần mềm xuất bản. Các nhà phát triển này đã họp lại để bàn về các phương pháp phát triển hạng nhẹ dựa trên kinh nghiệm tổng hợp của họ. Đây là 12 nguyên tắc chính vẫn được đưa vào hướng dẫn quản lý dự án Agile cho tới ngày nay.

  1. Sự hài lòng của khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu; Thỏa mãn sự hài lòng của họ thông qua việc giao hàng nhanh chóng và liên tục.
  2. Sự thay đổi môi trường được chấp nhận ở bất kỳ giai đoạn nào của quy trình để cung cấp một lợi thế cạnh tranh cho khách hàng.
  3. Sản phẩm hoặc dịch vụ được phân phối với tần suất cao hơn.
  4. Có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan và các nhà kĩ sư phần mềm hàng ngày.
  5. Tất cả các bên liên quan và các thành viên trong nhóm phát triển đều phải duy trì động lực để cho những kết quả dự án tối ưu, trong khi các đội khác phải cung cấp đầy đủ các công cụ và hỗ trợ cần thiết cùng sự tín nhiệm cho nhóm phát triển để có thể đạt được các mục tiêu của dự án
  6. Trao đổi trực tiếp mặt đối mặt được coi là phương pháp hiệu quả và là cách thức tối ưu hóa sự thành công của dự án.
  7. Sản phẩm cuối cùng chính là thước đo thành công cuối cùng.
  8. Phát triển bền vững là thành quả thông qua việc thực hiện các quy trình linh hoạt. Theo đó, các đội phát triển và các bên liên quan phải duy trì một tốc độ ổn định và liên tục.
  9. Liên tục tập trung vào kỹ thuật chuyên môn xuất sắc và thiết kế phù hợp để cải tiến sự linh hoạt.
  10. Sự đơn giản là một yếu tố thiết yếu.
  11. Các đội nhóm tự tổ chức có nhiều khả năng phát triển các kết cấu, thiết kế và đáp ứng các yêu cầu một cách tốt nhất.
  12. Khoảng thời gian đều đặn được sử dụng để nâng cao hiệu quả làm việc nhóm thông qua việc điều chỉnh hành vi.

Ai nên sử dụng phương pháp Agile?

Mặc dù ban đầu Agile được thiết kế cho ngành công nghiệp phát triển phần mềm, nhưng có nhiều ngành công nghiệp khác đã tiếp cận nó trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ của mình vì tính hợp tác và hiệu quả cao của phương pháp này. Agile  cũng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp như Marketing  và quảng cáo, xây dựng, giáo dục và tài chính.

Tại sao cần dùng Agile?

Agile ban đầu được tạo nên cho ngành công nghiệp phát triển phần mềm để giúp cho việc sắp xếp và cải tiến quá trình sản xuất. Qua đó, các nhà phát triển có thể nhận dạng, điều chỉnh các vấn đề và khiếm khuyết một cách nhanh chóng. Là một phương pháp thay thế cho cách tiếp cận Waterfall truyền thống, Agile cung cấp phương pháp quản lý giúp các kỹ sư phần mềm và các nhóm cho ra đời một sản phẩm tốt hơn, nhanh hơn thông qua các phiên ngắn và các phiên tương tác /các sprint. Với những kỳ vọng ngày càng gia tăng của khách hàng, việc cạnh tranh liên tục đòi hỏi phải tìm kiếm được những nhà lãnh đạo dự án có thể sử dụng phương pháp tiếp cận tốt nhất để thực hiện dự án.

Agile được sử dụng như thế nào?

Các phương pháp truyền thống cồng kềnh như mô hình Waterfall thường yêu cầu các nhóm dự án phải đáp ứng và thảo luận các mục tiêu dự án đầy đủ trong suốt mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, Agile sử dụng các nhóm nhỏ hơn tập trung để đạt những mục tiêu cụ thể hơn, giúp bạn dễ dàng thực hiện những thay đổi nhanh chóng theo yêu cầu. Điều này cho phép các nhóm hoạt động nhanh nhẹn, hiệu quả hơn và tăng khả năng đáp ứng thành công mục tiêu của khách hàng ,đặc biệt khi nhu cầu của khách hàng thay đổi. Agile có cơ chế lặp lại nhanh một quy trình có sẵn, cô lập các vấn đề và đạt được các mục tiêu cụ thể nhanh chóng thay vì chờ đến khi kết thúc giai đoạn của một dự án dài mới tìm ra các yêu cầu và mục tiêu của khách hàng đã bị bỏ qua.

Ưu điểm của Agile là gì?

Agile đã trở nên cực kỳ phổ biến, được chấp nhận rộng rãi và là phương pháp quản lý dự án hiệu quả cao cung cấp cho đội dự án, nhà tài trợ, nhà quản lý dự án và các khách hàng bởi rất nhiều lợi ích bao gồm:

  • Agile hỗ trợ triển khai giải pháp nhanh chóng hơn.
  • Giảm lãng phí thông qua giảm thiểu nguồn tài nguyên
  • Tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng để thay đổi.
  • Thành công ngày càng tăng nhờ nỗ lực tập trung hơn.
  • Thời gian quay vòng nhanh hơn.
  • Phát hiện sớm hơn các vấn đề và sai sót.
  • Là một quá trình phát triển tối ưu.
  • Khuôn khổ công việc gọn nhẹ hơn.
  • Kiểm soát dự án một cách tối ưu.
  • Tăng cường tập trung vào các mong muốn cụ thể của khách hàng.
  • Tăng tần suất cộng tác và phản hồi.

Những nhược điểm của Agile là gì?

Giống như bất kỳ phương pháp nào khác, Agile không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả các dự án mà cần phải có sự khảo sát đầy đủ để xác định ra phương pháp nào tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể.

  • Trong suốt quá trình phát triển,  Agile tạo thuận lợi cho các nhà phát triển, các nhóm dự án và những mục tiêu của khách hàng, nhưng không nhất thiết là trải nghiệm người dùng cuối.
  • Do các quy trình thiếu tính quy phạm mà lại nhấn mạnh vào tính linh hoạt hơn nên Agile không dễ được chấp thuận trong quy trình làm việc của các tổ chức lớn.

Có thể kết hợp Agile với các phương pháp khác không?

Có thể kết hợp Agile với các phương pháp khác chẳng hạn như Waterfall để tạo nên một giải pháp lai tạo. Việc hỗ trợ này sẽ giúp thích nghi được với nhiều ngành khác nhau hoặc phù hợp với tính chất độc nhất của một dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ. Do đó, cần phải kiểm tra cẩn thận để xác định tính phù hợp và sự khác nhau của các phương pháp và quy trình có sẵn.

Các phương pháp linh hoạt phổ biến hay được sử dụng là gì?

Trong số các phương pháp linh hoạt được liệt kê dưới đây, Scrum, Kanban, và Lean là phổ biến nhất.

  • Scrum
  • Kanban
  • Lean (LN)
  • Mô hình phát triển hệ thống năng động, (DSDM)
  • XP (Extreme Programming) – Phương pháp phát triển phần mềm hướng đến việc nâng cao chất lượng phần mềm và khả năng đáp ứng với thay đổi yêu cầu người dùng.
  • Mô hình Pha lê
  • Phương pháp phát triển phần mềm tương thích (ASD)
  • Agile Unified Process (AUP)
  • Phương pháp Crystal Clear
  • Disciplined agile delivery
  • Phát triển theo tính năng (FDD)
  • Scrumban
  • RAD (Phát triển ứng dụng nhanh)

Tương lai của Agile sẽ như thế nào?

Trong môi trường kinh doanh, khi sự cạnh tranh thì liên tục tăng lên còn thời gian mua sắm ngày càng co lại, Agile mang lại rất nhiều lợi ích và có ít những hạn chế. Ứng dụng đa dạng trong nhiều ngành công nghiệp khiến Agile trở thành một phương pháp hấp dẫn, và chính bởi tất cả các lợi ích nó đưa ra đã giải thích lý do tại sao Agile được ưa chuộng đến vậy.

 Source: Sara.vn

Trả lời