Có nhiều phương pháp lập kế hoạch khác nhau, mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng và tùy từng tình huống mà sử dụng. Một số phương pháp lập kế hoạch được biết đến như

  • Phương pháp lập kế hoạch từ trên xuống (Top-down)
  • Phương pháp lập kế hoạch từ dưới lên (Bottom-up)
  • Phương pháp lập kế hoạch theo thời kỳ (Stages)
  • Phương pháp lập kế hoạch kết hợp (Combined)

Lập kế hoạch từ trên xuống
Chiến lược này dựa trên đánh giá và kinh nghiệm của các nhà quản trị cấp cao và cấp trung cũng như dữ liệu quá khứ về các hoạt động tương tự. Các nhà quản trị sẽ ước tính chi phí cho cả dự án và sau đó phân chia dự toán này một tỷ lệ %cho các phần công việc nhỏ hơn hoặc các tiểu dự án cấu thành theo cũng như chi phí của các dự án nhỏ cấu thành.
Các ước tính này sau đó được chuyển cho các nhà quản trị cấp thấp hơn, những người sẽ tiếp tục tách nhỏ ước tính này thành các dự toán của các nhiệm vụ cụ thể và các gói công việc cũng theo một tỷ lệ % nào đó. Tiến trình này tiếp tục cho đến cấp thấp nhất. Tiến trình này song song với quy trình lập cấu trúc phân chia công việc đi từ cấp công việc cao nhất cho đến cấp thất nhất

lap duan.png

Ưu điểm:

  1. Các ngân sách tổng hợp thường được xây dựng khá chính xác, mặc dầu có thể có những sai lệch ở một vài yếu tố riêng lẻ.
  2. Các ngân sách không chỉ ổn định theo một tỷ lệ phần trăm của nguồn lực được phân bổ, mà hàm phân phối thống kê các ngân sách cũng ổn định, tạo nên khả năng dự đoán cao
  3. Các công việc có chi phí nhỏ không cần phải xác định riêng lẻ, cũng không cần phải sợ bỏ sót những công việc nhỏ nhưng quan trọng.

Lập kế hoạch từ dưới lên
Theo phương pháp này, các công việc, tiến độ , và các ngân sách riêng lẻ được xây dựng theo WBS. Người thực hiện công việc được tham khảo về thời gian và ngân sách cho các công việc để đảm bảo độ chính xác cao nhất. Ban đầu, các yếu tố chi phí như nhân công, nguyên vật 4 liệu, thiết bị sẽ được ước tính. Những yếu tố này sau đó được chuyển thành chi phí tiền tệ. Các công cụ phân tích tiêu chuẩn như phân tích đường cong kinh nghiệm và lấy mẫu công việc được sử dụng để làm cho dự toán chính xác hơn. Nếu giữa các ý kiến có sự khác biệt, sẽ có các cuộc thảo luận giữa các nhà quản trị cấp cao và cấp thấp. Nếu cần thiết, nhà quản trị dự án và các nhà quản trị chức năng có thể tham gia vào cuộc thảo luận. Cuối cùng, ngân sách của các công việc được tập hợp lại để xác định tổng chi phí trực tiếp của dự án. Các chi phí gián tiếp như chi phí quản trị chung, dự phòng, và sau đó là lợi nhuận sẽ được cộng vào để hình thành ngân sách dự án cuối cùng.

9-16-2014 4-03-53 PM.png

Nhược điểm:

  1. Các ngân sách từ dưới lên thường chính xác hơn trong các công việc cụ thể song đòi hỏi rất nhiều thời gian. Việc xây dựng một danh sách các công việc khó khăn hơn nhiều nếu ta sử dụng phương pháp từ dưới lên thay vì từ trên xuống.
  2. Quy trình từ dưới cũng tạo ra những nguy cơ do các cá nhân thường ước tính nhu cầu nguồn lực trội hơn so thực tế để phòng trường hợp các nhà quản trị cấp cao hơn có thể cắt bớt ngân sách.
  3. Phương pháp này ít được các nhà quản trị cấp trên tin tưởng vì cho rằng cấp dưới có nguy cơ dự toán quá cao nguồn lực nhấtt là khi ngân sách được sử dụng như một công cụ kiểm soát quan trong, đặc biệt là trong những dự án có quy mô lớn.

Ưu điểm:

  1. Khuyến khích phong cách quản trị hợp tác. Các cá nhân tác nghiệp thường ước tính về nhu cầu nguồn lực chính xác hơn so với các nhà quản lý cấp trên của họ và những người không liên quan.
  2. Sự tham gia trực tiếp của các nhà quản trị cấp thấp trong quá trình xây dựng ngân sách làm tăng khả năng họ sẽ chấp nhận ngân sách được dự trù.
  3. Cung cấp cho các nhà quản trị cấp dưới những kinh nghiệm và những kiến thức có giá trị trong việc lập ngân sách.

Lập kế hoạch theo thời kỳ
Phương pháp dự toán này cho rằng, tại thời điểm bắt đầu dự án, lập dự toán cho toàn bộ chu kỳ sống của dự án là phi thực tế và mức độ chính xác không cao. Thay vào đó người ta chỉ lập dự toán cho từng giai đoạn một. Thông thường tại thời điểm khởi sự dự án, người ta chỉ dự toán sơ bộ cho toàn bộ dự án và lập dự án chi tiết cho giai đoạn đầu tiên. Kết thúc giai đoạn đầu tiên, người ta lập dự toán sơ bộ cho toàn bộ thời gian dự án còn lại và lập dự toán chi tiết cho giai đoạn kế tiếp. Dự toán sơ bộ lần này sẽ có độ chính xác lớn hơn do thông tin đã được thu thập nhiều hơn trong giai đoạn đầu. Tại điểm kết thúc giai đoạn 1 này, thông thường nhà quản lý cấp cao cũng nghiên cứu thông tin và đưa ra quyết định có tiếp tục tiến hành dự án hay không. Cứ sau mỗi một giai đoạn, nhà quản trị dự án có cơ hội đánh giá lại các nỗ lực và xem xét có nên tiếp tục hay không.

Cognos TM1 KH.png

Dự toán theo từng giai đoạn giúp cho các nhà quản lý có được dự toán chính xác hơn, giảm thiểu mức rủi rocho cả người thực hiện dự án và khách hàng. Phương pháp này giúp cho khách hàng có cơ hội để đánh giá lại toàn bộ các nỗ lực hoặc có thể hủy bỏ dự án nếu cảm thấy chi phí quá cao. Đồng thời tại mỗi thời điểm kết thúc một giai đoạn, nhà đầu tư cũng có thể thay đổi nhóm dự án . Phương pháp dự toán này phố biến nhất đối với các dự án xây dựng

Lập kế hoạch phối hợp
Trong thực tế, một tiến trình xây dựng một ngân sách dự án, nên kết hợp của cả hai phương pháp, từ trên xuống và từ dưới lên. Đồng thời quá trình lập dự toán cũng là quá trình thương lượng nhiều lần giữa các nhà quản trị cấp cao và cấp dưới. Dự toán có thể được tiến hành theo từng giai đoạn hoặc theo từng bộ phận của sản phẩm cuối cùng.

Dù theo cách nào thì WBS cũng là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng dự toán. Đối với mỗi yếu tố công việc trong kế hoạch hành động hoặc WBS, nhu cầu nguồn lực sẽ được đánh giá, và sau đó chi phí của mỗi nguồn lực được dự đoán.

Source: Tableau BI, Microsoft Dynamics 365, Mobility Forums

Trả lời